Bảo tồn Hổ – Vẫn chưa quá muộn nếu chúng ta hành động khẩn cấp
Lượt xem:
Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật
Điện thoại: 0941366588
Email: ttchbtptsv.pnkb@quangbinh.gov.vn
Địa chỉ: Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
TIN TỔNG HỢP BẢO TỒN
Tổng hợp tin tức Cứu hộ, bảo tồn sinh vật và du lịch sinh thái
-
Bảo tồn Hổ – Vẫn chưa quá muộn nếu chúng ta hành động khẩn cấp
“Là một quốc gia đang phát triển nhanh trong khu vực, Việt Nam có đủ khả năng và nguồn lực để giúp phục hồi quần thể hổ ở Đông Nam Á bằng việc chấm dứt buôn bán và tiêu thụ bất hợp pháp hổ ở Việt Nam; loại bỏ các trang trại hổ hiện đang gây ảnh hưởng tiêu cực tới các nỗ lực giảm cầu đối với các sản phẩm từ hổ; tăng cường nguồn lực cho các khu bảo tồn để ngăn chặn săn trộm và phục hồi quần thể thú mồi của hổ nhằm chuẩn bị môi trường sống đầy đủ và an toàn cho việc tái thả hổ tại Việt Nam trong tương lai ”, Tiến sỹ Benjamin Rawson, Giám đốc Bảo tồn và Phát triển Chương trình, WWF nhận xét.
-
Buôn bán động vật hoang dã: Nguy cơ bùng phát một đại dịch khác
Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã cảnh báo về các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa con người và động vật. Từ SARS, MERS đến Ebola, rất nhiều dịch bệnh do virus lan truyền có nguồn gốc từ động vật. Theo một báo cáo của Hội đồng Đa dạng sinh học thế giới, có tới 1,7 triệu virus chưa được phát hiện trong thế giới động vật, 827.000 trong số đó có thể lây nhiễm sang người. Khi con người ngày càng tiếp xúc gần hơn với động vật hoang dã thì COVID-19 có lẽ không phải là đại dịch cuối cùng ở thế giới toàn cầu hóa này.
-
Công an Nghệ An vây bắt ô tô chở 7 cá thể hổ trái phép
Khoảng 4h sáng cùng ngày, tổ công tác phát hiện chiếc xe đi qua địa bàn xã Diễn Kỷ (huyện Diễn Châu), lực lượng CSGT ra tín hiệu dừng chiếc xe nhưng không chấp hành hiệu lệnh. Tài xế xe 7 chỗ tiếp tục bỏ chạy, tổ công tác truy đuổi nhưng bị đối tượng lùi xe húc vào tổ công tác. Tổ công tác đã bố trí lực lượng, vây bắt 2 người đàn ông trên ô tô chở 7 cá thể hổ nhỏ.
-
99 vụ vi phạm liên quan đến sừng tê giác trong hơn 1 năm
Qua khám xét đã phát hiện hơn 138kg sừng động vật nghi là sừng tê giác, hơn 3,1 tấn xương động vật nghi là xương của động vật thuộc Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
https://baodansinh.vn/99-vu-vi-pham-lien-quan-den-sung-te-giac-trong-hon-1-nam-20210728181551073.htm
-
Đắk Lắk: 40 đối tượng bao vây, đe doạ lực lượng chức năng để cướp gỗ tang vật
Theo báo cáo của Hạt Kiểm lâm Ea Kar, ngày 26/7, lực lượng quản lý bảo vệ rừng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ea Kar tiến hành tuần tra trên lâm phần quản lý thì phát hiện vụ việc khai thác lâm sản trái phép tại tiểu khu 704 (xã Cư Bông, huyện Ea Kar). Tại hiện trường có 16 cây gỗ bị cắt hạ, qua đo đếm có 9,618m3 gỗ từ nhóm V-VI.
-
Xung đột với con người là một trong những mối đe doạ lớn nhất đối với các loài hoang dã – theo báo cáo của WWF và UNEP
Việc duy trì sự phát triển quần thể của các loài hoang dã và sức khỏe tốt của các hệ sinh thái sẽ giúp cho xã hội loài người tồn tại, cung cấp thực phẩm và tạo sinh kế cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, những tác động thảm khốc như thương vong, mất tài sản và sinh kế lại đè nặng lên những cộng đồng phải sống cùng các loài hoang dã, thường là tại các quốc gia đang phát triển có đa dạng sinh học cao. Điều này dẫn tới tình trạng tài chính bấp bênh và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của các cộng đồng này.
“Tài nguyên thiên nhiên không cung cấp đủ cho những con người tham lam”
Nguyễn Lân