TIN TỔNG HỢP BẢO TỒN
Lượt xem:
Trung tâm Cứu hộ bảo tồn và Phát triển sinh vật
Điện thoại: 0941366588
Email: ttchbtptsv.pnkb@quangbinh.gov.vn
Địa chỉ: Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình
TIN TỔNG HỢP BẢO TỒN
Tổng hợp tin tức Cứu hộ, bảo tồn sinh vật và du lịch sinh thái
- 18 năm Di sản thiên nhiên thế giới VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (05/7/2003 – 05/7/2021)
Trong thời gian tới, toàn thể cán bộ nhân viên BQL VQG Phong Nha – Kẻ Bàng sẽ cố gắng cống hiến hết sức mình để phát huy những giá trị của Di sản VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, bảo vệ và chuyển giao những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới cho các thế hệ tương lai.
- 8 tập thể được công nhận có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010 – 2020
Bộ trưởng cũng giao Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường và các đơn vị liên quan khác tổ chức chương trình Lễ Vinh danh tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp cho công tác bảo tồn loài hoang dã giai đoạn 2010 – 2020 theo quy định hiện hành.
- Cá thể mèo rừng thuộc loài quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam được thả về tự nhiên
Theo TS. Bạch Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Cứu hộ – Bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Cát Tiên, mèo rừng Việt Nam được đánh giá là một trong những loài khó tìm nhất trên thế giới. Con mèo được công nhân phát hiện thuộc loài mèo thường sinh sống ở các khu rừng Đông Nam Á, có họ hàng với báo lửa. Chúng cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi pardofelis.
- Bình Định: Gặp rùa đi đẻ khi kiểm tra phòng, chống dịch Covid-19 trên bãi biển
Theo anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, vị trí ổ trứng của rùa biển tại xã Nhơn Hải hiện nằm cách mép nước khoảng 1 m nên dễ bị triều cường lên cao cuốn đi. Vì vậy, Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Định đã liên hệ với bà Bùi Thị Thu Hiền, thành viên IUCN, để được hướng dẫn cách thức di dời ổ trứng rùa đến vị trí an toàn mà vẫn đảm bảo tỉ lệ trứng nở thành công.
- Nhậu say, dắt chó vào Vườn quốc gia U Minh Thượng săn bắt tê tê quý hiếm
Theo kết quả giám định của Viện sinh thái học Miền Nam, 3 tê tê mà Tuấn và Mười bắt trộm có trọng lượng gần 7 kg, tên khoa học là Manis Javanica Desmarest 1822 (hay còn gọi là tê tê Java), nằm trong Sách đỏ Việt Nam, thuộc nhóm 1B, là loài nguy cấp, quý hiếm, được ưu tiên bảo vệ.
- Bảo vệ tê tê, người Việt thắng giải ‘Nobel Xanh’
Trong số 8 loài tê tê còn lại trên trái đất, 3 loài đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng, 3 loài bị xếp vào nhóm nguy cấp. Chúng bị săn trộm để lấy thịt và vảy, vì quan niệm cho rằng vảy của chúng là một vị thuốc quan trọng trong Đông y. Đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ tác dụng chữa bệnh của vảy tê tê.
https://thanhnien.vn/the-gioi/bao-ve-te-te-nguoi-viet-thang-giai-nobel-xanh-1399382.html
- Vụ phá rừng nghiến “khủng” nhất Việt Nam: Hà Giang xác nhận hơn 710m3 gỗ nghiến bị tàn phá trong Vườn quốc gia Du Già
Trước đó theo điều tra độc lập của nhóm PV Dân Việt sau nhiều lần vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất để chụp ảnh, quay phim, đo đếm và phỏng vấn bà con, số lượng cây nghiến bị chặt phá là rất nhiều, ở nhiều điểm khác nhau.
- Thứ trưởng Lê Quốc Doanh kiểm tra tại Vườn quốc gia Cúc Phương
Theo đó, thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng đánh giá cao định hướng chiến lược theo Nghị quyết đại hội Đảng bộ của Vườn; ghi nhận những đổi mới và sáng tạo của Vườn trong bối cảnh chuyển sang tự chủ, bước đầu thực hiện Phương án quản lý rừng bền vững.
https://nongnghiep.vn/thu-truong-le-quoc-doanh-kiem-tra-tai-vuon-quoc-gia-cuc-phuong-d295532.html
“Tài nguyên thiên nhiên không cung cấp đủ cho những con người tham lam”
Nguyễn Lân